Tìm kiếm longtail keyword hiệu quả bằng tay

Bài viết được sưu tầm và chỉnh sửa theo dự án mà học web đang thực hiện, dự án SEO key phòng khám nam khoa (menhealth.vn) từ anh banga (SEOMXH) , theo hướng tiếp cận tìm từ khóa ngách khác không sử dụng các công cụ sẵn có như keyword planner, keywordtool.io, ubersuggest, longtailpro…

Ở trên là câu hỏi mà bất cứ một bạn làm SEO nào cũng phải trải qua mỗi khi bắt đầu 1 chiến dịch SEO. Mình thấy hầu hết tất cả các bạn đều sử dụng chung 1 công cụ là Google Keywords Planner để phân tích và tìm kiếm từ khóa phù hợp, nhưng các bạn đều không thấy rằng Google Keywords Planner có 1 cái rất dở đó là :

” Google Keywords Planner sẽ hiển thị các từ khóa giống hệt nhau cho nhiều người dùng với cùng một chủ đề “
Mà các bạn biết đấy, công cụ này của google thì khá nổi tiếng và được rất nhiều người dùng. Như các bạn ở trong cùng 1 ngành ” hút bể phốt ” chẳng hạn, các bạn đều sử dụng chung 1 công cụ là Google Keywords Planner và research y nguyên với từ khóa ” hút bể phốt ” thì Google sẽ gợi ý từ khóa giống hệt nhau cho các bạn cùng SEO và sự cạnh tranh của từ khóa đó bị nâng lên khá nhiều.

Vậy làm thế nào để tìm được các từ khóa mà ít người nghĩ tới ? Làm thế nào để giảm sự cạnh tranh xuống mức thấp nhất mà chiến dịch SEO vẫn hiệu quả ? Bài hướng dẫn dưới đây sẽ giúp các bạn làm được điều đó.
Bài viết có sự tham khảo từ backlinko

” Từ khóa liên quan… “

Bạn có để ý rằng, khi bạn lăn chuột xuống cuối cùng của kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện một mục gọi là ” Searches Related to …. ”

1.

Đây được gọi là mỏ vàng của việc tìm và phân tích từ khóa liên quan.

1 Điền từ khóa liên quan đến bài viết hoặc website của bạn

2.

2 Lăn chuột xuống cuối cùng của page và bạn sẽ thấy các từ khóa liên quan với từ khóa mà bạn đã điền.

3.

Thông thường, kết quả bạn nhận được sẽ là sự kết hợp giữa từ khóa chính và các biến thể khác mà người dùng đang quan tâm nhất.

4.

Một số trường hợp khác Google sẽ hiển thị các từ khóa liên quan theo dạng nghĩa (chứ không phải là sự kết hợp giữa từ khóa mà bạn nhập vào với các biến thể của nó).
Ví dụ mình search với từ : Trung tâm SEO thì gợi ý được hiển thị như sau :

5.

Với từ này, google sẽ gợi ý cho các bạn các ” khóa học SEO ” hay ” dao tao SEO ” vì đây là mục tiêu mà người dùng nhắm tới khi search với từ khóa ” Trung tâm SEO ” .

Pro Tips : Lấy 1 trong những từ khóa liên quan trong mục “Searches related to.. ” và search từ khóa đó trên Google. Bạn sẽ được dãy từ khóa liên quan mới. Lặp lại điều đó cho đến khi bạn có được 1 danh sách từ khóa đầy đủ.

” Diễn đàn và các trang hỏi đáp “

Khi phân tích từ khóa cho 1 chiến dịch mới, mình dùng diễn đàn để tìm kiếm các câu hỏi trong chủ đề mà mình làm khá nhiều. (Ở việt nam thì khá ít nhưng ở nước ngoài thì chất lượng diễn đàn của họ khá cao và người dùng đều là những người quan tâm thực sự đến chủ đề của diễn đàn đó. Họ trao đổi hàng ngày và có hàng nghìn câu hỏi được đặt ra. Vì thế đây là nguồn cung cấp từ khóa cực hay mà mình biết đến). Bạn có biết rằng, các câu hỏi được hỏi trên diễn đàn hàng ngày đều được người dùng khác search trên google không. Ví dụ như :
– Làm sao để cài đặt wordpress?
– Các trung tâm SEO uy tín?
….
Có 2 cách để lấy từ khóa từ các trang như vậy:
Cách thứ nhất là bạn vào từng forum đó và chọn từ khóa mà mình thấy hợp nhất (Cách này khá vất vả).
Cách thứ 2 là bạn sử dụng các thủ thuật tìm kiếm dưới đây để tìm cho mình từ khóa đúng với chủ đề nhất. Các ” Search String ” phổ biến nhất có lẽ là :

“Từ khóa ” + ” forum”
“Từ khóa ” + “powered by vbulletin”
6.

Bạn cũng có thể search với cấu trúc khác. Chẳng hạn như

7.

Nó sẽ hiển thị cho bạn các kết quả có từ khóa “dien thoai iphone” ở các trang web thảo luận về vấn đề đó.

8.

Ngoài ra, các bạn có thể vào các trang web trên rồi dùng công cụ search của họ để tiếp tục tìm thêm các từ khóa khác cho đến khi có 1 bộ từ khóa đầy đủ.

Như ví dụ trên, mình tìm được 1 số từ khóa khá tốt cho từ khóa chính là “dien thoai iphone” như :

  • “Có nên mua điện thoại iphone 6 trả góp không”
  • “Có nên mua iphone 6 plus hàng xách tay”
  • “Mua iphone 6s hay galaxy note 7”

Rất dễ phải không nào?

Pro Tips : Ngoài dork trên, các bạn có thể sử dụng rộng ra với các mã nguồn diễn đàn khác như

“Từ khóa ” + “powered by xenforo”
“Từ khóa ” + “powered by phpbb”

“Sử dụng Keywordtool.io”

Keywordtool.io là một dịch vụ tạo longtail keywords miễn phí mà mình cảm thấy tốt nhất hiện giờ. Những từ khóa mà tool này target đều khá chuẩn (nhất là với tiếng anh).

Cách hoạt động của Keywordtool.io như sau. Khi bạn đưa từ khóa vào ô search của tool, nó sẽ bắt đầu search từ đó + ký tự a,b,c… đằng sau hoặc trước hoặc cả trước và sau. Sau đó sẽ lấy những từ khóa được suggest và hiển thị tới người dùng.

Ví dụ , nếu như bạn điền vào từ “hut be phot” , nó sẽ tìm kiếm với từ ” hut be phot a” , ” hut be phot b”… hoặc ” a hút bể phốt ” , ” b hut be phot” và hiển thị tới người dùng các từ khóa được gợi ý khi search với các từ đó. Như vậy , người sử dụng sẽ có rất nhiều từ khóa để lựa chọn.

Để sử dụng , các bạn làm như sau :
Điền seed keywords vào ô search , sau đó chọn ngôn ngữ và google tương ứng của từng nước. Ở hình mình đã chọn google việt nam để được gợi ý nhiều kết quả hơn và đúng đất nước mà mình target vào.

9.

Và ấn nút search ở bên phải. Công cụ sẽ tìm và hiển thị cho bạn các từ khóa gợi ý của từ hut be phot.

10.

Như vậy là bạn đã có một danh sách từ khóa rồi. Công việc bây giờ là chọn và sắp xếp các từ khóa hợp với mục tiêu của mình nhất là ok.

“Sử dụng Ahrefs.com”

Ahrefs ra mắt Keywords Explorer đã giúp đỡ rất nhiều SEOer trong việc tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa. Với kho dữ liệu khổng lồ cũng như khả năng xử lý big data lớn nên ahrefs cho ra kết quả từ khóa khá tốt và rất sát với mục tiêu của người dùng.
Để sử dụng chức năng này, các bạn cần có 1 tài khoản ahrefs trả phí với giá thấp nhất là $99/tháng.

Các bạn đăng nhập vào ahrefs và ấn vào mục Keywords Explorer như hình dưới đây và điền từ khóa vào ô dưới (Các bạn có thể điền nhiều từ khóa cùng lúc)

11.

Khi bạn search với 1 từ khóa, ahrefs sẽ hiển thị cho bạn chi tiết về từ khóa đó bao gồm :
– Độ khó của từ khóa (Ở đây từ dien thoai iphone 6 có độ khó là 13)
Cái này hơi thiếu chính xác vì độ khó của ahrefs dựa vào backlink trỏ đến các domain ở trang 1 khi search với từ khóa đó , chưa tính đến các yếu tố khác.
– Lượng tìm kiếm hàng tháng và tỉ lệ quay lại trang web
– Lượng clicks vào web(Bao gồm cả Click vào paid search)

– Chia truy cập theo country.
….

Ở đây bạn chỉ cần quan tâm đến mục Keyword ideas (vì chúng ta đang research keyword mà :D)
Các bạn ấn vào mục having same term ở bên trái nhé.

12.

Ahrefs sẽ gợi ý cho bạn rất nhiều từ khóa và khá liên quan đến từ khóa mà bạn nhập vào bao gồm cả độ khó, lượng tìm kiếm của mỗi từ khóa.
Bạn có thể dùng chức năng lọc để chọn ra các từ khóa theo như cầu của mình.
Ví dụ như các bạn cần tìm các từ khóa có lượng tìm kiếm lớn hơn 100, số lượng từ lớn hơn 4… Thì các bạn ấn vào Search volume và chọn chọn search tối thiểu là 100 và words tối thiểu là 4..

13.

Rất dễ phải không nào.

“Google Search Console (Còn gọi là Google webmaster)”

Đôi lúc, từ khóa tốt nhất là từ khóa mà bạn đã từng xếp hạng trước đó.

Nó có nghĩa là gì?

Chắc hẳn website của bạn có các từ khóa mà bạn không tối ưu cho nó đang nằm trong trang 2 hoặc 3. Đôi lúc chúng nhảy lên trang 1 và được người dùng click vào khi search rồi chúng lại biến mất. Các bạn có thể tìm chúng 1 cách dễ dàng bằng Google Webmaster (GWT).

1 Đầu tiên, các bạn login vào tài khoản GWT và click vào mục Search Traffic (Lưu lượng tìm kiếm) ở sidebar bên trái. Chọn Search Querry từ menu.

14.

2 Trang đầu tiên xuất hiện sẽ là các từ khóa mà bạn có rank cao nhất (Các bạn để ý mục Position nhé)

15.

3 Để tìm keyword nằm trong page 2 và page 3 trên google, Các bạn sử dụng chức năng sắp xếp của GWT bằng cách ấn vào chữ “Position”:

16.
Sắp xếp position

4 Tiếp theo, các bạn set cho GWT hiển thị 500 hàng (thay vì 25 hàng như mặc định)

17.

5 Tiếp tục lăn chuột cho đến khi bạn nhìn thấy position từ 10-20

18.

6 Nhìn sang từ khóa tương ứng với vị trí đó

19.

7 Chọn và đưa vào plan từ khóa của bạn rồi kiểm tra search/tháng của chúng.
Để tìm url mà bạn sẽ SEO cho từ khóa đó, bạn hãy quay lại GWT và ấn vào Page.

20.

Nó sẽ show cho bạn page tương ứng với từ khóa đó.

[IMG]

Cuối cùng, bạn chỉ cần tối ưu lại url mà bạn lấy được với các từ khóa tương ứng.
Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm SEO onpage, mình khuyên bạn nên sử dụng

“Google Trends”

Google trends không đưa cho bạn một nhóm từ khóa chính xác như các tool mình giới thiệu ở trên nhưng nó là một công cụ không thể thiếu nếu như bạn muốn chiến dịch SEO của mình hiệu quả nhất.

Công cụ này sẽ giúp bạn biết được chính xác mức độ quan tâm đến từ khóa này(chủ đề) mà bạn điền vào theo từng mốc thời gian cụ thể.
Để sử dụng công cụ này, trước tiên bạn phải điền từ khóa mà bạn muốn theo dõi vào ô ở trên , ở đây mình điền từ hút bể phốt:

[IMG]
Điền keywords vào google trends

Công cụ sẽ hiển thị cho bạn sự quan tâm theo thời gian của từ khóa mà bạn điền vào.
Các bạn có thể giảm thời gian theo dõi từ 5 năm xuống 1 năm để biểu đồ được hiển thị rõ ràng hơn.

[IMG]

Theo như hình trên, sự quan tâm đến từ khóa “hút bể phốt” khá đều đặn, chỉ có 1 số tháng tăng khá cao là tháng 10/2015 và tháng 4/2016.

Với từ khóa “vé máy bay” thì tăng khá mạnh vào dịp cuối và đầu năm vì dịp này người dân về quê ăn tết khá lớn.

[IMG]

Pro tips : Điền từ khóa mà bạn đang target vào và lăn chuột xuống mục “Related queries” :

[IMG]

Các bạn có thể thấy có danh sách từ khóa ở đây. Đây là những từ khóa có khả năng “sinh lời” khá cao và trong một số trường hợp, bạn search bằng google keywords planner thì sẽ không thấy chúng đâu.

“Google Correlate”

Google correlate là một công cụ cho bạn biết sự tương quan giữa các từ khóa với nhau. Các bạn có thể hiểu như này :
Nếu một người đang tìm kiếm với từ khóa ” SEO “thì họ cũng có xu hướng tìm kiếm với các chủ đề sau:

– Cách build link
– Nghiên cứu từ khóa
– Kiếm tiền trên mạng
– Hướng dẫn Onpage-SEO
– Công ty SEO

Google Correlate sẽ cho bạn biết các từ khóa có quan hệ lớn nhất với từ khóa mà bạn điền vào.

Để sử dụng Google Correlate, bạn truy cập vào https://www.google.com/trends/correlate và chuyển country về Việt Nam

1
[IMG]

Điền từ khóa vào khung search và ấn Search correlatations.

2
[IMG]
Điền từ khóa vào
3
Các bạn chú ý các từ ở dưới mục “correlated with vé máy bay”

(Con số bên cạnh thể hiện mức độ tương quan giữa từ đó và từ được nhập vào. Càng gần 1 thì mức độ tương quan càng lớn và ngược lại.

[IMG]

4
Click vào show more để hiển thị thêm kết quả

[IMG]

“Sử dụng các trang Q&A(hỏi & đáp)”

Ở nước ngoài thì họ có khá nhiều trang hỏi đáp như Quora.com hoặc ask.com.. Còn tại việt nam thì mình thấy trang hỏi đáp của vatgia cũng khá tốt. Các bạn có thể sử dụng các trang như vậy để công việc research từ khóa của mình được chất lượng hơn.

Các bạn truy cập vào link sau :

Mã:
http://www.vatgia.com/hoidap/

[IMG]

Sau khi truy cập ok rồi, bạn nhìn lên thanh search ở trên đầu , các bạn chỉ cần điền chủ đề của mình vào. Ở đây mình điền từ “vé máy bay”

[IMG]

Như forum, các trang hỏi đáp sẽ hiển thị cho bạn những topic được người dùng hỏi gần đây.

[IMG]

Một vài câu hỏi có lượng search khá cao và có thể giúp bạn suy nghĩ ra các chủ đề mới nữa.
Ví dụ ,Với từ khóa “vé máy bay” ở trên, mình có topic sau:

[IMG]

Đem nó vào Google Keywords Planner để check search/month:

[IMG]

Ta được 1 chủ đề khá hay với target về việc vé máy bay chặng đà lạt hà nội. Công việc còn lại chỉ là việc tạo ra 1 nội dung chất lượng xoay quanh từ khóa mà mình vừa tìm được .

Các trang hỏi đáp là một kho tàng các câu từ khóa dài cho bạn. Nếu như bạn đang bí ý tưởng thì tại sao lại không sử dụng chúng nhỉ.

Read more: https://seomxh.com/threads/lam-sao-de-tim-kiem-longtail-keywords-mot-cach-hieu-qua.414197/#ixzz4Yioh0Cyu