Bí mật chọn từ khóa cần SEO bằng việc nghiên cứu từ khóa của đối thủ

Nghiên cứu từ khóa dựa trên việc spy đối thủ cạnh tranh là một cách mình ưa thích để tìm ra các từ khóa có độ cạnh tranh thấp và từ nó giúp mình dễ dàng SEO và phát triển thêm nhiều nội dung cho site của mình.

Không giống như các cách nghiên cứu từ khóa khác, chúng ta cần phải dùng đến sự hỗ trợ của các công cụ nghiên cứu trả phí như SEMRush hoặc Ahrefs. Cách nghiên cứu dựa trên đối thủ cạnh tranh có thể chia làm 4 bước.

  • Bước 1: Tìm và lên danh sách các site cùng lĩnh vực để tiến hành nghiên cứu.
  • Bước 2: Sử dụng các công cụ phân tích website để tìm ra các từ khóa tiềm năng mà đối thủ cạnh tranh ( tìm ở bước 1 ) đang rank.
  • ​Bước 3: Lọc các từ khóa tiềm năng dựa trên khối lượng tìm kiếm hàng tháng
  • Bước 4: Đánh giá độ khó các từ khóa còn lại sau khi được lọc ở các bước trên dựa trên số liệu độ khó và tự phân tích trên SERP.

Chọn từ khóa cần seo bằng nghiên cứu từ khóa đối thủ - 1

Còn đây là sơ đồ minh họa từng bước:

Nghiên Cứu Từ Khóa Dựa Trên Đối Thủ Cạnh Tranh

Bước 1

Tìm Các Đối Thủ Cạnh Tranh Trong Niche

Với các cách nghiên cứu từ khóa khác, việc đầu tiên bạn làm là cần lên một list seed keyword rồi từ đó research ra các longtail keyword.

Nhưng với nghiên cứu dựa trên đối thủ cạnh tranh, việc đầu tiên bạn cần làm là tạo được 1 list các seed website trong niche của bạn và nghiên cứu các từ khóa mà họ đã rank được.

Để bắt đầu, tìm kiếm mình sử dụng add-on của chrome:

MozBar: ​https://moz.com/products/pro/seo-toolbar

MozBar

Chọn từ khóa cần seo bằng nghiên cứu từ khóa đối thủ - 2

MozBar giúp bạn xem được sức mạnh tổng thể của 1 domain và nó cũng cho phép bạn đánh giá sức cạnh tranh của domain đó trên kết quả tìm kiếm của Google.

Tiếp theo, vào Google và tìm kiếm theo cú pháp “niche + blog”

Chọn từ khóa cần seo bằng nghiên cứu từ khóa đối thủ - 3

Tìm Kiếm Niche Blog

Không phải tất cả các kết quả nhận được đều là blog, bạn nên vào xem nội dung của từng site một.

Như trên hình mình dùng thêm add-on SEOQuake cùng với MozBar chúng ta có thể xem nhanh được sức mạnh của site đó. Theo kinh nghiệm của cá nhân mình, nên phân tích các site có DA thấp để lấy keyword từ nó. Vì nó yếu như vậy mà vẫn rank được thì mình cũng rank được.

Một cách khác để tìm kiếm các niche blog, bạn hãy sử dụng các cú pháp sau:

  • Danh sách” + niche + blog
  • Các” + niche + blog
  • Top” + niche + blog
Chọn từ khóa cần seo bằng nghiên cứu từ khóa đối thủ - 4

Với cách này thì bạn đã được họ tổng hợp cho danh sách các blog trong niche của bạn. Việc của bạn chỉ còn lại là chọn ra các blog đủ yêu cầu để tiến hành research chúng.

Bước 2

Phân Tích Website Đối Thủ Tìm Từ Khóa Tiềm Năng

Có khá nhiều công cụ để phân tích site, chẳng hạn như Ahrefs, SEMRush, Majestic

Các công cụ này, có free nhưng nó sẽ bị giới hạn lần research và data hiển thị cho bạn. Theo mình thì hãy nên đầu tư 1 acc premium hoặc là tham gia group buy

Như mình nêu ở trên thì có khá nhiều công cụ có thể làm được việc này, nhưng mình sẽ sử dụng Ahrefs là công cụ phổ biến nhất​.

Bắt đầu bằng việc nhập domain của 1 blog mà mình cần nghiên cứu và vào phần Organic Keywords để xem kết quả từ khóa của blog đó.

Chọn từ khóa cần seo bằng nghiên cứu từ khóa đối thủ - 5

Research Organic KeyWords Site Đối Thủ

Ở đây, bạn có thể thấy được Volume Search của từ khóa và traffic của nó mang lại cho website.

Lưu ý: Đây chỉ là số liệu của Ahrefs cung cấp, bạn cần tham khảo thêm số liệu từ các công cụ khác để đưa ra so sánh và có sự lựa chọn tốt nhất

Bước 3

Lọc Lấy Từ Khóa Tiềm Năng

Như trong hình thì có tận 788 kết quả, vậy nên chúng ta phải lọc để lấy ra từ khóa tiềm năng nhất. Bên trên, là các lựa chọn để lọc ra từ khóa theo ý của bạn.

Chọn từ khóa cần seo bằng nghiên cứu từ khóa đối thủ - 6

Lọc Từ Khóa Tiềm Năng

Ở đây bạn chỉ cần chú ý đến 3 lựa chọn sau, mình sẽ chú thích cho bạn dễ hiểu,:

  • Postion: Vị trí xếp hạng của từ khóa của site đó trên kết quả tìm kiếm của Google.
  • Volume: Lượng tìm kiếm 1 tháng của từ khóa đó, chắc chắn là các bạn không muốn rank các từ khóa có lượng search bằng 0 rồi.
  • KD ( Keyword Difficulty ): Độ khó của từ khóa. Ở đây là theo dữ liệu của Ahrefs, bạn có thể sử dụng Kwfinder để xem đánh giá độ khó từ khóa và so sánh.

Các bạn nên lọc theo các lựa chọn sau, đây là ý kiến cá nhân của mình các bạn có thể tham khảo :

  • Postion: Từ 1 – 10. Chỉ lấy các từ khóa trong trang đầu tiên mà nó rank được. Chứ chẳng ai muốn mất công lấy các từ mà rank của nó tận trang 9 – 10.
  • Volume: Từ 100 trở lên. Chứ dưới 100 làm mất công lắm. Nhưng cũng tùy vào lĩnh vực của bạn mà cân nhắc.
  • KD ( Keyword Difficulty ): Nên lấy từ 1-20. Một site mới thì cứ làm các từ khóa dễ trước, đừng nên đâm đầu vào các từ khóa khó làm gì cho mất công và mang bực :))

Như vậy, sau khi lọc xong bạn sẽ có 1 danh sách từ khóa tiềm năng khá tốt.

Bước 4

Đánh Giá Độ Khó Từ Khóa

Khi đã có một danh sách từ khóa tiềm năng rồi chúng ta cần phân tích cụ thể độ khó của từ khóa đó một lần nữa.

Hãy đảm bảo rằng từ khóa đó không quá khó để xếp hạng.

Như mình nói ở trên, đối thủ rank được thì mình cũng sẽ rank được khi bạn có domain có sức mạnh tương tự hoặc cao hơn.

Vậy nên phân tích SERP và độ khó từ khóa rất quan trọng.

Trong Ahrefs, bạn click vào phần SERP nó sẽ cung cấp cho bạn một số dữ liệu để giúp bạn đánh giá từ khóa này.

Các số liệu bạn cần quan tâm đó là DR, UR, Backlink Domain.

Phân Tích SERP nghiên cứu từ khóa, hướng dẫn nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu từ khóa cho niche site, nghiên cứu từ khóa từ đối thủ cạnh tranh Hướng Dẫn Nghiên Cứu Từ Khóa Từ Đối Thủ Cạnh Tranh Jox3CcJ

Phân Tích SERP

Tóm tắt nhanh ý nghĩa của chúng:

  • DR ( Domain Rank): Đây là thước đo tác động của backlink đến site đó dựa trên giá trị của tất cả các backlink trỏ đến. DR được đo theo thang điểm 1-100, càng cao càng mạnh.
  • UR ( URL Rank ): Thang điểm đo lường tác động của backlink đến một URL nhất định. Cũng như DR, UR được xếp hạng theo thang điểm 1-100, điểm càng cao thì càng khỏe.
  • Backlinks: Tổng số lượng backlinks được trỏ đến
  • Domain: Đo tổng số lượng domain được trỏ đến

Như bạn thấy trên hình, vị trí đầu khá khỏe nó có thêm hẳn 4 site links. Tiếp theo là Image suggest của Google cho từ khóa đó. Với các vị trí còn lại thì điểm DR gần như bằng nhau, Backlinks Domains trỏ về khá ít. Như vậy, thì chúng ta có thể rank lên top khi các điểm đó của chúng ta bằng hoặc hơn.

Đương nhiên, chỉ số chỉ là cái nhìn khách quan, trong SEO lên top còn rất rất nhiều yếu tố khác nữa nhưng hãy làm kỹ, làm tốt từng yếu tố thì sẽ có mặt trong page 1. Đương nhiên là đối với các từ khóa dễ, còn các từ khóa khó thì vẫn có thêm các yếu tố hên xui và tùy vào độ đẹp trai nữa :))

Kết Luận

Nghiên cứu từ khóa dựa trên đối thủ cạnh tranh đang là một cách nghiên cứu nhanh chóng để có từ khóa tiềm năng vì nó đã được chứng minh qua xếp hạng của đối thủ.

Với các cách nghiên cứu từ khóa khác, chúng ta sẽ có một danh sách từ khóa tiềm năng cực ký tốt, với tổng volume search cao và độ khó dễ. Rất hữu ích với các site mới được tạo đưa đến nguồn traffic khá lớn.