Đối với nhiều người, SEO khá bí ẩn và khó hiểu. Khi đã làm việc ở Google trong hơn 1 thập kỉ, điều đầu tiên tôi học được, rằng nó không phải là bí ẩn gì cả.
Thứ hai: Nếu bạn muốn thành công về lâu dài, thì không có thủ thuật hay mẹo gì trong SEO để website lên top cả.
Nhớ rằng SEO chỉ hiệu quả khi và chỉ khi doanh nghiệp hoặc website của bạn chất lượng mà thôi. Vậy nên, người làm SEO thành công sẽ giúp website của bạn leo dần lên top một cách xứng đáng, tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng của bạn.
Một người làm SEO giỏi còn mong muốn cải thiện, nâng cao tay nghề từ những trải nghiệm kết quả tìm kiếm đến việc click vào website của bạn và có thể thấy thích thú với thông tin trên đó.
Một người làm SEO tốt sẽ đưa ra những phương án tốt nhất cho trang web của bạn, từ những thứ cơ bản như: Tên tiêu đề mô tả cho trang blog hay doanh nghiệp nhỏ lẻ, đến những thứ phức tạp hơn như tổng hợp các thứ tiếng cho một website đa ngôn ngữ toàn cầu.
SEO đảm bảo giúp bạn đem lại trải nghiệm tốt đẹp cho những khách hàng online của bạn, đặc biệt là những khách hàng biết đến website của bạn thông qua công cụ tìm kiếm.
Và sau đó trang web của bạn sẽ được đánh giá hữu ích kể cả họ có sử dụng máy tính hay điện thoại để truy cập.
Trong hầu hết các trường hợp, cần khoảng 4 tháng đến 1 năm để SEO giúp doanh nghiệp của bạn leo top và thấy được lợi ích tiềm năng mà nó đem lại.
Lời khuyên hữu hiệu nhất của tôi là:
Khi hợp tác với người làm SEO, hãy yêu cầu họ xác nhận những đề nghị của mình bằng một bản thỏa thuận từ Google, các điều khoản từ Trung tâm trợ giúp, video, hoặc phản hồi của Google trong forum, nhằm hỗ trợ những điều sau:
Một: Những vấn đề cần được khắc phục để đưa website lên top trong quá trình làm SEO.
Hai: Cách tiếp cận khách hàng mà họ đã lên kế hoạch để đưa website lên top.
Hai thông tin này sẽ giúp bạn tránh gặp phải những tên làm SEO kém chất lượng, thậm chí anh ta còn có thể khiến bạn làm những việc vô ích như tạo thêm các từ khóa vào thẻ đánh dấu hoặc mua thêm link…
Vì nếu như bạn tìm những lời khuyên trên Google, bạn sẽ thấy những bài viết và video giải thích cặn kẽ của chúng tôi, rằng việc thêm các thẻ từ khóa không có tác dụng gì đâu.
Hơn nữa, Google xếp hạng các trang web qua các đường link và những tài liệu, thông tin nổi bật mà chúng tôi chú trọng gợi ý đến không đồng tình với việc mua thêm các link để tăng xếp hạng trên Google.
Một quy tắc đơn giản đó là: đa số các trường hợp, những gì tốt cho SEO cũng sẽ tốt với khách hàng online của bạn.
Như là họ sẽ có thêm một website truy cập nhanh trên di động, những thông tin định hướng tốt, và xây dựng một thương hiệu có uy tín!
Hơn nữa, nếu thương hiệu của bạn đa dạng và có hệ thống di sản phức tạp thì sự đơn giản, dễ hiểu của website sẽ góp phần giải quyết những vấn đề về kĩ thuật cho website của bạn, như là cập nhật “cơ sở hạ tầng” để website của bạn truy cập nhanh hơn và thực hiện các chức năng khác nhanh hơn trong thời gian dài.
Bây giờ, nếu như bạn vẫn muốn tuyển dụng một người làm SEO hoặc thuê dịch vụ SEO, sau đây là quy trình rất phổ biến:
Một: Phỏng vấn, trao đổi với người làm SEO tiềm năng của bạn. Kiểm tra xem họ có thật sự hứng thú với bạn hay việc kinh doanh của bạn hay không.
Hai: Xem tài liệu thông tin của họ.
Ba: Yêu cầu họ thực hành kiểm tra kĩ thuật và phân tích tìm kiếm (có thể bạn sẽ phải chi trả cho việc này đấy).
Bốn: Quyết định xem có tuyển họ hay không.
Hãy làm rõ hơn những điều trên nhé, bắt đầu từ bước 1: Phỏng vấn, trao đổi với người làm SEO tiềm năng của bạn.
Trong một buổi phỏng vấn, có một số điều bạn nên lưu ý:
Một người làm SEO giỏi sẽ không chỉ tập trung vào những công cụ giúp đưa website lên top mà còn phải giúp việc kinh doanh của bạn nữa.
Vì thế, họ nên đưa ra những câu hỏi như là:
- “Điều gì khiến các sản phẩm kinh doanh, nội dung hoặc dịch vụ của bạn trở nên độc đáo và quý giá đối với khách hàng?”
Họ sẽ muốn biết thông tin này, nhằm đưa nó lên vị trí hàng đầu trên website của bạn khi khách hàng vào xem. - “Khách hàng thường xuyên của bạn như thế nào? Gần đây họ biết đến website của bạn bằng cách nào?”.
- “Doanh nghiệp của bạn kiếm tiền bằng cách nào? Việc tìm kiếm giúp ích được gì?”.
- “Bạn có sử dụng các cách khác để tiếp cận khách hàng không? Quảng cáo trực tiếp hay dùng mạng xã hội chằng hạn?”.
- “Đối thủ của bạn là ai? Họ dùng kênh online hay offline nào để tiếp cận khách hàng?
Nếu một người làm SEO không có hứng thú và hỏi han về việc kinh doanh của bạn ở góc nhìn toàn diện, thế thì cho anh ta về vườn thôi!
Sẽ rất khó để làm SEO tốt nếu không biết một tý gì về mục đích của doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu hay nỗ lực tiếp thị.
Người làm SEO nên giúp bạn hoàn thiện công việc đã có trước.
Bước 2 tiếp theo để tuyển đúng người làm SEO là xem kĩ mục thông tin tham khảo của anh ta. Nếu trong mục đó, anh ta cung cấp thông tin các khách hàng trước đây của mình cho bạn.
Hãy liên hệ những khách hàng cũ đó để nghe nhận xét, đánh giá từ họ, nhằm xác nhận rằng người làm SEO bạn đang phỏng vấn có thể đưa ra những hướng dẫn hữu ích, và làm việc hiệu quả với những nhân viên lập trình, thiết kế, nghiên cứu và tiếp thị hay không.
Một người làm SEO tốt là người mà bạn có thể học hỏi, hợp tác, trải nghiệm cùng, và quan tâm đến bạn hay việc kinh doanh của bạn, chứ không phải chỉ đưa website của bạn lên top.
Và cuối cùng, thời gian website trụ trên top thường không được lâu nếu chỉ có mỗi họ làm tất cả các công việc.
Nên họ sẽ hướng dẫn bạn cùng đội ngũ làm việc biết cách thức hoạt động của các công cụ tìm kiếm, vì vậy SEO trở thành 1 phần trong tổ chức hoạt động kinh doanh của bạn.
Tiếp đến bước 3: Yêu cầu họ thực hành kiểm tra kĩ thuật và phân tích tìm kiếm. Nếu bạn tin tưởng vào ứng cử viên làm SEO này, hãy thu hẹp phạm vi lại.
Đừng bảo họ tạo quyền truy cập vào dữ liệu Google Search Console hay dữ liệu phân tích của bạn, trước khi họ sửa đổi thứ gì đó trên website của bạn, hãy yêu cầu họ thể hiện kĩ năng phân tích trang web của mình để họ nêu ý kiến và ưu tiên những thứ mà họ nghĩ nên được cải thiện cho SEO.
Nếu bạn sở hữu doanh nghiệp lớn hơn, bạn có thể thuê nhiều người làm SEO nhằm phân tích website và ưu tiên những thứ cần cải thiện.
Hãy nghe xem mỗi ứng cử viên SEO nhận xét những gì, và sau đó quyết định ai là người làm việc ăn ý nhất với bạn.
Trong khi làm SEO Audit (phân tích mọi yếu tố của một website), cần phải ưu tiên cải thiện những điều sau:
- Các vấn đề
- Những thứ được gợi ý để cải tiến
- Ước tính khoản đầu tư tổng thể. Nói cách khác thì nó là thời gian, năng lượng hoặc số tiền bỏ ra để họ hoàn thiện trang web của bạn. Đối với Google cũng như người tìm kiếm và các khách hàng, để nhận ra sự cải thiện ấy, các bạn làm SEO sẽ cần phải bàn luận với những người lập trình để nắm rõ hơn những hạn chế về kĩ thuật đang tồn tại.
- Các tác động tích cực đến kinh doanh. Các tác động có thể đưa website tăng hạng, từ đó tăng lượng truy cập. Có lẽ sự tác động tích cực này xuất phát từ sự thay đổi và giúp “thanh lọc” lại website của bạn, giúp thương hiệu lan nhanh hơn trong tương lai.
- Đặt kế hoạch để duy trì và cải thiện hạ tầng website hoặc thử nghiệm và có thể thất bại nhanh chóng, nên kết quả sẽ nằm ngoài mong đợi. Điều này bao quát cả cấu trúc của việc kiểm soát chất lượng website và phân tích tìm kiếm.
Bây giờ ta hãy phân tích rõ từng cái một
Trong kiểm soát chất lượng website, người làm SEO nên kiểm tra website trước xem có vấn đề gì liên quan đến internal link, khả năng thu thập dữ liệu trên website, các tham số URL, kết nối server, mã phản hồi, backlink.
Nếu có thông báo website của bạn có vấn đề về trùng lặp nội dung cần phải sửa, hãy yêu cầu cho xem từng URL một mà đang có cùng một vấn đề, hoặc họ giải thích trang web của bạn nên được lọc lại để đạt chất lượng về lâu dài.
Tôi nhấn mạnh điều này vì có rất nhiều nội dung na ná nhau trên nhiều trang web và thường thì đây không phải là 1 vấn đề mới lạ cho lắm.
Trong phân tích tìm kiếm (search analytics), người làm SEO sẽ có thể thay đổi truy vấn tìm kiếm của bạn thành những hạng mục như “có thương hiệu” hoặc “không có thương hiệu”.
“Có thương hiệu” là những thứ gắn liền với doanh nghiệp hoặc tên website của bạn, ví dụ như Gmail là một từ khóa đã có thương hiệu, còn email thì chỉ là chung chung thôi.
Người làm SEO nên chắc chắn rằng, với những từ khóa đã có thương hiệu (như Gmail chẳng hạn), thì website của bạn đã khẳng định được vị trí với khách hàng, khiến họ dễ dàng biết, nhớ tới và tìm đến thương hiệu hay website của bạn.
Các SEO có thể sẽ tư vấn cải thiện toàn bộ hành vi tìm kiếm, từ những kết quả tìm kiếm mà người dùng nhìn thấy, đến lúc họ click vào và xem trang web của bạn.
Đối với những từ khóa chung chung, SEO có thể giúp bạn vượt qua đối thủ cạnh tranh. Có thể họ sẽ khuyên bạn những điều như là: Chỗ này là những dạng từ khóa giúp bạn lên top, nhưng chỗ kia đối thủ của bạn đã làm xong xuôi rồi, và điều đó đưa họ lên top thôi.
Giả sử đối thủ của bạn có rất nhiều đánh giá chất lượng, nội dung hữu ích, thu hút hoặc trang web của họ đã có uy tín lâu năm, và SEO sẽ đưa ra những tư vấn để trang web bạn lên top và tiếp cận khách hàng nhiều hơn.
Những ý tưởng họ đưa ra như là:
1. Cập nhật lại những nội dung đã cũ, lỗi thời
Họ sẽ nhận xét rằng website của bạn không leo top được vì những nội dung đã lên top trên website đã lỗi thời, câu chữ lủng củng, tiêu đề không liên quan, hoặc không truy cập được bằng điện thoại.
Vậy nên hãy cải thiện những điều đó và sau đó xem lượng truy cập web có tăng hay không, những thông tin trên website của bạn có tác động nhiều hay ít đến người đọc hay không.
Nghĩa là họ có thể sẽ đăng ký hoặc chia sẻ bài viết của bạn.
2. Tăng internal link
Người làm SEO có thể sẽ bảo bạn rằng website của bạn không hiệu quả, vì những bài viết hay nhất rất khó tìm trên trang chủ, khiến người đọc mất thêm thời gian tìm kiếm.
Nên tốt hơn hết, bạn nên chèn thêm internal link vào những bài viết của mình.
3. Tạo chú ý từ dư luận
Người làm SEO sẽ chỉ ra: nội dung của bạn hay nhưng lại không tiếp cận được nhiều người. Vậy nên ta phải cố tạo sự chú ý nhiều hơn từ dư luận, bạn có thể tận dụng các trang mạng xã hội hay các mối quan hệ làm ăn.
Cách làm này sẽ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, và thậm chí mang lại cho website của bạn những mối liên kết tự nhiên hơn giúp trong việc lên top.
4. Học hỏi từ chính đối thủ của mình
SEO sẽ phân tích những điểm mạnh của đối thủ, và liệu bạn có thể vượt lên và làm tốt hơn họ được không?
Liệu bạn có thể cho khách hàng thấy được giá trị độc đáo của doanh nghiệp?
Xin nhắc lại lần nữa, một người SEO giỏi sẽ cố gắng ưu tiên những ý tưởng giúp doanh nghiệp của bạn tiên tiến hơn với vốn đầu tư ít nhất, và những cải tiến ấy có thể mất nhiều thời gian hơn nhưng lại đạt hiệu quả về lâu dài.
Đã có lần tôi nhắc bạn cùng đội ngũ những người lập trình, marketer, họ sẽ là trợ thủ đắc lực cho sự tiến bộ và phát triển doanh nghiệp của bạn.
Điều cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ, đó là khi tôi trao đổi với các SEO rằng. Một trong những điều cần duy trì để phát triển một website không phải là những đề xuất của họ, mà là doanh nghiệp cần thời gian để hoàn thiện ý tưởng của họ.
Nếu bạn chưa sẵn sàng nhờ cậy đến SEO (trong khi điều này sẽ rất có ích cho website của bạn) thì bạn nên đảm bảo toàn bộ quá trình tổ chức, chuẩn bị đã sẵn sàng.
Ngoài ra, có thể website của bạn sẽ không thể lên top được, kể cả bạn có thuê SEO giỏi đến đâu.
Những điều này đã tóm gọn tất cả nội dung rồi.
Cám ơn đã xem video, xin chúc những điều tốt đẹp nhất đến bạn và doanh nghiệp!
Nhận định cá nhân của tác giả Giáng Ngọc:
Như những gì bạn có thể theo dõi trên video hoặc đọc đoạn mà tôi dịch vắn tắt phía trên việc tuyển SEO hay thuê dịch vụ SEO không hề đơn giản.
Qua bài viết này cung cấp khá nhiều kiến thức không chỉ cho những người làm SEO mà còn cả những người tuyển dụng SEO.
Để trở thành một nhân viên SEO chuyên nghiệp đòi hỏi khá nhiều kiến thức!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết về chủ đề tuyển SEO hay thuê dịch vụ SEO. Hãy chia sẻ bài viết và bookmarks nếu như có ích với bạn!