Android cơ bản: [Bài 2] Giới thiệu về Android Manifest

Giới thiệu về Android Manifest

     Chào các bạn!!! Hôm nay, mình xin tiếp tục viết bài Android cơ bản: [Bài 2]  Giới thiệu về Android Manifest. Ở bài trước mình cũng đã nhắc sơ qua về  file AndroidManifest này. File Manifest rất quan trọng trong lập trình, khi build chương trình thì file AndroidManifest.xml là file chạy đầu tiên, nếu file này bị lỗi thì xem như chương trình của bạn không chạy được hoặc khai báo thiếu màn hình giao diện cũng như không thể nào chạy lên được,…. Bây giờ mình sẽ giải thích rõ hơn về file này:

  1. File AndroidManifest.xml nằm dưới thư mục res, các bạn click vào mở file này lên và chọn vào AndroidManifest.xml để xem code, và đây là là Mã:
    <?xml version="1.0" encoding="utf-8"?>
    <manifest xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android"
        package="com.tqky.demo"
        android:versionCode="1"
        android:versionName="1.0" >
    
        <uses-sdk
            android:minSdkVersion="8"
            android:targetSdkVersion="19" />
        <uses-permission android:name="android.permission.BLUETOOTH"/>
    
        <application
            android:allowBackup="true"
            android:icon="@drawable/ic_launcher"
            android:label="@string/app_name"
            android:theme="@style/AppTheme" >
            <activity
                android:name="com.tqky.demo.MainActivity"
                android:label="@string/app_name" >
                <intent-filter>
                    <action android:name="android.intent.action.MAIN" />
    
                    <category android:name="android.intent.category.LAUNCHER" />
                </intent-filter>
            </activity>
        </application>
    
    </manifest>
    
  2. Mục đích của file AndroidManifest.xml này là dùng để:
    – Đặt tên cho package của ứng dụng, cụ thể package ở đây là dùng để đóng gói mã nguồn java và phân biệt được các chương trình ứng dụng hoặc game khác trên App Store,…
    1
    – Mô tả các thành phần của ứng dụng như: activity, service, broadcast receiver hoặc content provider. Mình sẽ giới thiệu các từ ở trên, đầu tiên là activity: mà hình giao diện là nơi để giao tiếp với người dùng, thứ 2 là service: dùng để thực thi các tác vụ cần nhiều thời gian, thực hiện ở chế độ ngầm, không cần nhiều thời gian, có thể hoạt động xuyên suốt ngay cả khi chương trình không hoạt động. thứ 3 là broadcast receiver: cho phép truyền tải các thông báo trên toàn hệ thống, không có giao diện nhưng có thể thực hiện thông qua thanh trạng thái. Thứ 4 là content provider: xây dựng cách thức truy xuất tập hợp các dữ liệu ứng dụng, xây dựng các ứng dụng sử dụng chung hoặc riêng nguồn tài nguyên. Đây là những phần lý thuyết rất căn bản và có ích mình khuyên các bạn nên note lại các thành phần ứng dụng mình nêu trên. Chúng ta sẽ gặp lại nó rất nhiều.
    – Thông báo những permission mà các ứng dụng khác cần có thể tương tác với ứng dụng hiện thời. Ví dụ dưới đây là muốn dùng Bluetooth của điện thoại thì phải khai báo nó vào:
    <uses-permission android:name="android.permission.BLUETOOTH"/>

    – Thông báo level thấp nhất của Android API mà ứng dụng cần để chạy. 

    <uses-sdk
            android:minSdkVersion="8"
            android:targetSdkVersion="19" />

    – Đây là giao diện của màn hình khi chạy lên:

            <activity
                android:name="com.tqky.demo.MainActivity"
                android:label="@string/app_name" >
                <intent-filter>
                    <action android:name="android.intent.action.MAIN" />
    
                    <category android:name="android.intent.category.LAUNCHER" />
                </intent-filter>
            </activity>

     Trong đây có thẻ intent-filter là bộ lọc dùng để giới hạn các intent được sử dụng trong activity, còn thẻ category trong intent-filer là để cho biết khi chương trình chạy thì activity này là chạy đầu tiên, Vậy làm sao nó biết activity nào chạy trong source của mình? Dòng thứ 2 là dòng trỏ đến cái file java main của mình, ở file này mình sẽ thiết kế giao diện hoặc gọi 1 giao diện đã thiết kế sẵn bằng xml rồi sau đó viết code xử lý theo ý, sử dụng các giao diện đã có. 

Đây là những gì mình muốn nói về AndroidManifest.