Android cơ bản: [Bài 1] Tạo ứng dụng đầu tiên

     Chào các bạn!!! Hôm nay, mình xin hướng dẫn loạt bài lập trình Android cơ bản. Bài đầu tiên mình muốn giới thiệu là Android cơ bản: [Bài 1] Tạo ứng dụng đầu tiên. Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cách tạo 1 ứng dụng đầu tiên trong Android. Bài này rất có ích cho người mới bắt đầu. Phần nội dung như sau:

1. Khởi tạo project:  Khởi chạy Eclipse, tiến hành chọn nơi lưu trữ dự án, sau đó thực hiện các bước sau:

  •  Trên thanh menu, chọn File -> New ->Project -> Android Application Project
    bd
    1
  •  Tiến hành đặt tên ứng dụng, tên dự án, tên nhà phát triển và chọn phiên bản Android muốn phát triển.

    2

  •  Sau đó ấn next rồi ấn Finish.

2. Cấu trúc 1 Project như sau:

  • Thư mục:
    – src: chứa mã nguồn
    – gen: chứa mã nguồn tự phát sinh
    – asset: chứa tập tin tài nguyên không biên dịch
    – bin: chứa các tập tin đóng gói
    – res: chứa các tập tin và thư mục tài nguyên
  • Tập tin:
    – AndroidManifest.xml: chứa thông tin cài đặt ứng dụng
    – Proguard-project.txt: chuyên quyền về chế độ bảo mật
    – Project.properties: chứa thông tin về dự án

3. AndroidManifest có vai trò:

  • Lưu trữ thông tin tên gói ứng dụng, tồn tại duy nhất một tên gói cho mỗi ứng dụng.
  • Cho biết ứng dụng sử dụng các thành phần nào, mỗi thành phần được khai trong một cặp thẻ.
  •  Định nghĩa tiến trình quản lý các thành phần ứng dụng.
  • Định nghĩa các quyền sử dụng API và truy xuất ứng dụng khác.
  • Qui định các yêu cầu khi được ứng dụng khác truy xuất.
  • Khai báo cấp độ API tối thiểu xây dựng ứng dụng. 
  • Khai báo các thư viện có liên quan.

4. Cài đặt máy ảo. Để Run ứng dụng nhanh hơn thì ta nên dùng genymotion: 

  • Đầu tiên bạn vào trang: http://www.genymotion.com/
  • Đăng ký 1 nick rồi đăng nhập vào rồi kéo xuông dưới nó sẽ có các link down cho các hệ điều hành. chọn 1 link cho phù hợp với hệ điều hành của mình rồi down về cài đặt bình thường.
  • Sau khi cài đặt xong các bạn click vào Genymotion có biểu tượng là 2 vòng tròn 1 lớn 1 nhỏ. 
  • Khi khởi động chương trình lên rồi thì các bạn click dấu cộng để Add máy ảo vào. Sau đó chọn máy ảo mà bạn thích rồi chọn next nó sẽ tự down. Down xong bạn click dúp vào máy ảo và chờ máy ảo lên. khi máy ảo lên rồi thì lúc đó bạn có thể Run chương trình của bạn, eclipse sẽ hiện bảng thông báo chọn máy ảo, bạn chọn vào đúng máy ảo đang khởi động là xong.

5. Chạy ứng dụng:

  • Chọn dự án cần biên dịch và cài đặt.
  • Nhấn chuột phải -> Run As -> Android Application.
  • Chọn thiết bị cần cài đặt.
  • Quan sát giao diện Console để thấy thông tin cài đặt.

 

Vậy là xong. Hẹn gặp lại các bạn vào bài sau.