Mối quan hệ giữa Hệ số nhân, FSB, Bus Ram và ép xung

Ép xung (OverClock- OC) để tăng sức mạnh hệ thống diễn ra trước khi xuất hiện PC, được thực hiện trên nhiều thiết bị nhỏ và đơn giản hơn, những huyền thoại về vi xử lý 8088-8 MHz được ép lên 12 MHz đã khởi đầu trào lưu này (nghĩa là nó có trước khi em ra đời ấy )
OverClock không đơn thuần chỉ có CPU, RAM, hay VGA mà còn OC được tất cả các thiết bị khác như HDD (OC bus ổ cứng), SoundCard (tăng xung là độ lọc âm thanh => nghe hay hơn) và ngay cả VGA Onboard cũng OC được……!
Ép xung được chia làm hai nhánh:
+Số đông ép xung để có khả năng hoạt động tốt nhất trên túi tiền hạn chế (nhóm tầm trung).
+Số ít ép xung để có được sức mạnh “siêu đẳng” bằng bất kỳ giá nào để đua (nhóm đua hiệu năng) và thường hoạt động có tổ chức. (ở TP-HCM và Hà Nội hiện nay cũng xuất hiện nhiều team nhỏ lẻ liên kết với nhau và thành lập các wedsite để thảo luận bao quanh vấn đề này nhưwww.vozforums.com.vn, www.forum.amtech.vn, www.xtreme.vn/forums….)

Bài này chủ yếu bàn tới những phần chính gọi là quan trọng dù OC lẫn không OC, vì OC liên quan trực tiếp nhiều trong cấu tạo và cách hoạt động của các thành phần trên main, còn mấy phần “linh tinh” khác thì AE rành chút về OC thì sẽ hiểu thôi !

I. Hệ số nhân (Multiplier) và FSB (FrontSideBus):
Overclock được hiểu đơn giản với nghĩa là làm cho tốc độ chạy cao hơn so với nhà sản xuất đưa ra.
Trong đó 2 thành phần chính có thể thay đổi để OverClock CPU là:
FSB (FrontSideBus-bus mặt trước) và Multiplier (hệ số nhân- HSN) => nguyên tố quyết định tốc độ thực CPU.

Bus Speed và Rated FSB hiển thị trên phần mềm CPU-Z
A.Bus và Front Side Bus (FSB):
BUS: Hiểu nôm na Bus gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn data từ các bộ phận trong computer (CPU, memory, IO devices). Bus có chức năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra nó cũng là tốc độ thực sự của CPU đang chạy.
FSB: Bus mặt sau (FrontSideBus-FSB) là bus của CPU ảnh hưởng bởi công nghệ Quad Data Rate của Intel vận chuyển 4 phần dữ liệu trong 1 chu kỳ đồng hồ. Như vậy tốc độ bus thực của CPU cao gấp 4 lần tốc độ thật của nó (real clock rate). Nên được tính theo công thức:
Bus speed (tốc độ bus thực) x 4 = Rated FSB (đã nhân 4)
Các mặc định FSB trong Mainboard dùng CPU là:
* 100Mhz với CPU có bus 400 (100×4=400)
* 133Mhz với CPU có bus 533 (133×4=533)
* 166Mhz với CPU có bus 667 (chỉ có ở CPU laptop) (166×4=667)
* 200Mhz với CPU có bus 800 (200×4=800)
* 266Mhz với CPU có bus 1066 (266×4=1066)
* 333Mhz với CPU có bus 1333 (333×4=1333)
* 400Mhz với CPU có bus 1600 (400×4=1600)

Với CPU AMD thì khác, do sử dụng công nghệ HTT (HyperTransport Technology) nên HT Link (giống FSB của Intel) rất cao, thường gấp đôi Intel. Nhưng FSB và HTLink đều như nhau cả.

Bus và Tốc độ ghi trên mặt CPU Intel E8600 (bus 1333) và E7300 (bus 1066)
VD: CPU E8600 của tôi có FSB là 1333MHz : 4 = 333MHz (đây là bus thực mà CPU đang chạy)! tương tự lấy 333 x 4 = 1333MHz.
Thường thì nhà sx hay lấy FSB để làm thông số tốc độ cho CPU vì nhìn số cao thì “máu” hơn để dụ gà thui!!! OverClock chỉ tập trung vào Bus thực là chính!
 Bus, FSB, HTLink và HT (Hyper Theading) là hoàn toàn khác nhau.
 FSB / HTLink có thể thay đổi được bằng cách thay đổi BusSpeed (bus thực) trong BIOS khi OverClock!
Trong BIOS Busspeed CPU thường mang tên là CPU Host Frequency(MHz), CPU Clock setting hay CPU/HT Reference Clock (với main AMD).

 

 

Phần set FSB trong BIOS main dùng CPU Intel

Phần set FSB trong BIOS main dùng CPU AMD
B.Hệ số nhân (Multiplier):

Hệ số nhân (HSN-Multiplier) Hệ số nhân của CPU – Multiplier có nhiệm vụ xác lập tốc độ thực của CPU (core speed) là một nhân tố quan trọng không kém, hiểu đơn giản nó là hệ số nhân của xung đồng hồ (xung nhịp –MHz-GHz), có thể thay đổi tùy dòng CPU do nhà sx quyết định.

HSN trong BIOS của main chạy CPU AMD
Công thức sử dụng để tính tốc độ xung CPU là:
Core-speed (xung nhịp đồng hồ của CPU) = HSN (multipler) x Bus Speed (bus thực)
Ví dụ thêm cho dễ hiểu luôn:
CPU Intel E6550 của tôi chạy với xung nhịp 2.331Mhz(~ 2.33GHz) thì nó sẽ là 333 x 7 = 2.331MHz. Trong đó 333 là số bus và x7 là HSN. Nếu hạ HSN xuống x6 thì tần số xung của CPU sẽ giảm còn 2002MHz.

Thử nghiệm Khi đã OverClock lên thì ta có thể thấy:

Hình trên cho thấy khi OverClock, chỉ với HSN là x6 thì CPU sẽ chạy ở mức xung 2703MHz nhưng với HSN x7 thì ta có thể đẩy CPU lên mức xung 3153MHz, nhưng vẫn giữ được FSB là 1800MHz và bus thực là 450MHz!Thường thì CPU Multiplier bị khóa, điều này nghĩa là ta không thể tăng CPU Multiplier quá quy định của nhà sản xuất. Nên chỉ tập trung vào OC FSB.
• 1 số CPU thuộc dòng Extreme (tên mã QX) thì các giá trị CPU Multiplier có thể được thay đổi theo ý muốn. (tuy nhiên vì thế mà giá CPU này cũng chẳng “mềm” tý nào – rẻ nhất cũng 600$ vào thời điểm tháng 4/2009)

Đây là thông số về HSN và bus của các CPU Intel (chưa phải tất cả):
Core 2 Quad:
QX9775 (bus 1600): 8.0×400 = 3.20 GHz
Q9300 (bus 1333): 7.5×333 = 2.50 GHz
Q9450 (bus 1333): 8.0×333 = 2.67 GHz
Q9550 (bus 1333): 8.5×333 = 2.83 GHz
QX9650/QX6850 (bus 1333): 9.0×333 = 3.00 GHz
Q6600(bus 1066): 9.0×266 = 2.40 GHz
QX/Q6700(bus 1066): 10.0×266 = 2.67 GHz
QX6800(bus 1066): 11.0×266 = 2.93 GHz
Core 2 Duo:
E6550 (bus 1333): 7.0×333 = 2.33 GHz
E6750 (bus 1333): 8.0×333 = 2.67 GHz
E8200 (bus 1333): 8.0×333 = 2.67 GHz
E6850/E8400 (bus 1333): 9.0×333 = 3.00 GHz
E8500 (bus 1333): 9.5×333 = 3.16 GHz
E6400/E6420 (bus 1066): 8.0×266 = 2.13 GHz
E6600 (bus 1066): 9.0×266 = 2.40 GHz
E6700 (bus 1066): 10.0×266 = 2.67 GHz
X6800 (bus 1066): 11.0×266 = 2.93 GHz
E4300 (bus 800): 9.0×200 = 1.80 GHz
E6300/6320 (bus 800): 7.0×200 = 1.86 GHz
E4400 (bus 800): 10.0×200 = 2.00 GHz
E4500 (bus 800): 11.0×200 = 2.20 GHz
E4600 (bus 800): 12.0×200 = 2.40 GHz
Dual Core:
E2180 (bus 800): 10.0×200 = 2.00 Ghz
E2160 (bus 800) : 9.0×200 = 1,80 Ghz
E2140 (bus 800): 8.0×200 = 1,80 Ghz
*Sai lầm mà nhiều người mắc phải là chỉ xem tốc độ xung CPU càng cao thì càng tốt mà không để ý đến công nghệ (0.13um, 65nm, 45nm (nm-nanomet)), đời CPU và quan trọng là FSB.

II. Bộ chia FSB/DRAM (Ratio):
Ratio giữa ram và CPU là gì ?
Khi thay đổi FSB thì DRAM Frequency của RAM cũng thay đổi theo một tỉ lệ nhất định giữa bus thực của CPU với bus thực của RAM , tỉ lệ này là gọi là bộ chia FSB/DRAM (Ratio).
Do các dòng RAM hiện nay thuộc kiểu DDR (Double Data Rate – Hai phân luồng dữ liệu) nên bus thực của RAM Được tính bằng công thức:
DRAM Frenquency (tốc độ thật) x 2 = RAM Speed
VD: RAM DDR2 bus 800 thì lấy 800 : 2 = 400MHz => đây là bus thực của RAM.
CPU E6550 của tôi có FSB là 1333 chạy với 1 thanh RAM có bus 667 thì ratio CPU và Ram 1:1, khi đó bus CPU sẽ là 333MHz(333×4=1333MHz) và Ram sẽ là 333MHz (333×2 =667MHz). => Cả hai chạy ngang nhau!
(xem hình dưới)

Nếu tôi OverClock RAM này lên bus 833MHz(không OC CPU) thì Ratio là 4:5 và bus CPU là 333MHz còn bus RAM là 417MHz(417 x2 = 833MHz) => phần bus lệch về phía RAM nhiều hơn (Ta thử lấy số FSB là 333 : 4 = 83 còn DRAM là 417 : 5 = 83)

Bộ chia FSB/DRAM là 4:5 với CPU Bus (thực) là 333MHz và bus (thực) là 417MHz

Bộ chia FSB/DRAM là 3:5 với CPU Bus (thực) là 200MHz và busDRAM (thực) là 333MHz

Bộ chia FSB/DRAM là 1:2 với CPU Bus (thực) là 200MHz và busDRAM (thực) là 400MHz

Tùy chỉnh Bộ chia của RAM trong BIOS mainboard Gigabyte P35-DQ6
Nếu bạn gắn một thanh RAM bus 800 thì bus thực là 400MHz, như vậy cần 1 CPU có bus 1600MHz! tuy nhiên đừng quá lo lắng vì Chipset sẽ quản lý phần tải này, cho phép CPU FSB 800 chạy với RAM 800 mà không lo lỗi, ngoài ra chuyện này cũng được giải quyết khi OC.
Kết luận:
-Phần Ration nói chung là không cần quan tâm nhiều lắm nhưng cũng ảnh hưởng nhiều đến việc OC.
-Với những main cao cao cấp thì ta có thể OC độc lập, có thể tùy chỉnh bus RAM riêng và bus CPU riêng, nghĩa là OC bus CPU “một đằng” và OC bus RAM “một nẻo”.

 

Bus RAM được set riêng trên main.-Một số mainboard không có thiết lập bộ chia trong BIOS mà tự auto. Khi đẩy FSB CPU lên cao thì bus RAM cũng tăng theo.
– Ngoài ra số Ratio là không cố định và luôn thay đổi khi OC và cài đặt phần cứng khác (chỉ CPU và RAM thôi).
Tóm lại & cần nắm:
– Biết cách phân biệt đâu là Bus speed (bus thực) đâu là FSB.
– Biết cách xem bộ chia FSB/DRAM.
– Do HSN bị khóa, chỉ có thể hạ chứ không thể tăng, nên ta chỉ cần OC FSB bằng cách tăng bus speed trong BIOS, từ đó xung CPU cũng tăng theo => chạy nhanh hơn!
– Tham khảo các đời CPU để biết rõ khả năng (không cần cũng chẳng sao!)
– Việc Tăng xung nhịp (MHz-GHz) và FSB chỉ làm cho CPU xử lý nhanh hơn trong một thời điểm chứ không làm tăng số tập lệnh truyền tới để CPU xử lý trong khoảng thời gian đó! Nghĩa là một con Pentium 4 3.02GHz không thể nhanh hơn con Pentium D 2.33GHz (vì con Pentium D này có 2 Core nên xử lý nhiều tập lệnh cùng một lúc). Nhưng hai CPU cùng dòng mà xung con nào cao hơn thì ăn thôi!
– Biết sơ bộ về BIOS và nên tìm hiểu kỹ về BIOS của main mình đang sử dụng(rất quan trọng!)
tổng hợp (google)