Xin chào các bạn hôm nay học web rất vui được gặp lại tất cả các bạn trong bài lab số 3 này 2 bài lab trước học web đã hướng dẫn cho các bạn chương trình GNS3 dùng để giả lập chương trình và cách cài đặt hướng dẫn dẫn các bạn cách nối dây cáp giữa các router, switch và cách cài đặt card mạng ảo , và hôm nay học web chúng tôi sẽ hướng dẫn tiếp cho các bạn làm quen với dòng lệnh, giao diện khi đăng nhập vào từng con router , các dòng lệnh dùng để cấu hình cho từng con router xin mời các bạn cùng đến với bài lab 3 này với nội dung Bài 3 : Giới thiệu các lệnh cấu hình router, switch trong GNS3 .
để đến với bài lab này thì để chúng ta cùng học dễ hiểu hơn thì các bạn cùng làm theo mô hình mạng GNS3 này nhé , trước tiên các bạn cùng mở chương trình GNS3 lên và kéo thả ra 2 con router như hình sau :
hình 1 các bạn kéo thả ra ngoài 2 con router .
các bạn tiếp tục làm theo bước 2 nhé .
các bạn nhấp chuột vào theo hình trên để khởi động router chạy . các bạn lưu ý khi chạy router thì nó cũng chiếm cpu nhiều nên các bạn nên tắt những chương trình không cần thiết cho nhẹ máy đi .
khi nào các bạn thấy biểu tượng các nút chuyển sang màu xanh thì chứng tỏ router đã được khởi đông xong , giống như ở ngoài thì chúng ta gọi router đã được bật lên .
các bạn chú ý nếu khi router bật thì chúng ta không thể nối dây cho nó nha , khi các bạn muốn nối dây cho 2 router thì các bạn phải tắc router đi thì các bạn mới có thể nối dây
chúng ta trở lại bài học ,khi các bạn đã khởi động router lên thì các bạn tiếp tục làm theo bước tiếp theo nhé .
các bạn nhấp lên hình biểu tượng trên thanh công cụ để khởi động lên giao diện dòng của router.
và đây chính là giao diện dòng lệnh của router 1 và của router 2 các bạn nhìn thấy nó giống giao diện của CMD không rất giống phải không các bạn .
sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng từng dòng lệnh
các bạn thấy dấu ( # ) trước R1 không đó gọi là:
– Privilege mode : dấu hiệu dòng lệnh
– Global mode :
+ dấu hiệu của dòng lệnh : (config)#
khi các bạn gõ vào : R1#configure terminal : thì nó có ý nghĩa là chuyển từ privilege mode —-> global mode
R1(config)#exit
thoát ra một căp
có thể sử dụng phím tắt CTRL + Z
một số câu lệnh show để thể hiện thông tin của router khi cấu hình
R1#show ip interface brief
=> kiểm tra thông số các interface một cách ngắn gọn
=> tên của interface. Fastethernet 0/0, fastethernet 0/1
=> kiểm tra được IP trên interface
=> trạng thái hoạt động của interface
=> “LỆNH NÀY THƯỜNG XUYÊN ĐƯỢC SỬ DỤNG “
ví dụ như bạn cần kiểm tra xem IP của router 1 có được cấu hình gán ip chưa thì bạn sử dụng câu lệnh sau :
các bạn nhìn vào phần tô tròn trên câu lệnh show ip interface brief dùng để hiển thị ra địa chỉ ip trong từng con router đã cấu hình ip chưa
tiếp theo là câu lệnh
R1#show version
kiểm tra dòng router đang hoạt động
giá trị thanh ghi tập lệnh
tiếp theo là câu lệnh
R1#show running-config
câu lệnh này có ý nghĩa :
kiểm tra file cấu hình đang hoạt động trên RAM của thiết bị
lệnh này thường xuyên được sử dụng
sử dụng phím enter xuống 1 dòng
R1#write memory
SAVE lại file cấu hình
————————————————————————————————————————————————————————————–
cấu hình các thông số cơ bản
để bắt đầu cấu hình thì ta phải đứng ở vị trí global mode ( có dâu như thế này (config)#)
R1#configure terminal
R1(config)#hostname R11
có ý nghĩa là thay đổi giá trị hostname từ R1—> R11
R11(config)#ip domain name vmware.lab
có ý nghĩa là : gán giá trị domain name là vmware.lab
hostname + domain name thì ta có “FQDN” la cisco.vmware.lab
giá trị FQDN ” là giá trị input cho hàm tạo cấp private/publick key “
R11(config)#enable password 123
định nghĩa password là 123
để xóa password ta thêm chữ “no” phía trước câu lệnh
R11(config)# no enable password
xóa đi password
đó là tất cả những câu lệnh cấu hình cơ bản mà chúng ta sẽ được gặp thường xuyên trong từng bài học của chúng ta , còn rất nhiều câu lệnh khác nữa nhưng ở đây mình muốn cho tất cả các bạn làm quen dần nên mình chỉ hướng dẫn những lệnh cơ bản , qua những bài học sau mình sẽ hướng dẫn từng câu lệnh nâng cao và chi tiết hơn , và bài hôm sau học web chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn tiếp bài lab số 4 là cấu hình gán địa chỉ ip cho router , bài lab này cũng rất quan trọng và hay các bạn hãy cùng tìm hiểu qua ngày hôm sau nhé xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại .